#Giống như nhiều sinh vật khác, chim phượng hoàng có vô số những câu chuyện đằng sau sự tồn tại của nó nên chúng có rất nhiều ý nghĩa.
Thông thường, chim phượng hoàng được cho là một đại diện của ánh nắng mặt trời, hiên thân vào buổi sáng và sau đó đốt cháy trong ngọn lửa khi đêm xuống. Khi những con phượng hoàng trưởng thành mệt mỏi, nó sẽ xây một cái tổ và đặt chúng trên ngọn lửa. Con chim sau đó sẽ hồi sinh trở lại từ đống tro tàn, do đó, hình xăm chim phượng hoàng thường kết hợp màu sắc tươi sáng, rực rỡ như đỏ, cam, và màu vàng để đại diện cho cuộc sống.
Một số người tin rằng khi phượng hoàng cháy trong lửa và sau đó được tái sinh cho thấy rằng chúng tượng trưng cho cuộc hành trình đầy thử thách. Vì vậy, một số người có thể chọn hình xăm phượng hoàng sau khi vượt qua 1 trải nghiệm mới để tượng trưng cho sự tái sinh của họ.
#Ý nghĩa của phượng hoàng trong các nền văn hóa khác nhau:
#Ba tư:
Ba Tư gọi chim phượng hoàng là Huma – “Con chim thiên đường”. Huma tự đốt mình trong lửa mỗi vài trăm năm và sau đó sẽtái sinh lại từ đống tro tàn của chính chúng. Ba Tư tin rằng chim phượng hoàng tựng trưng cho tình yêu và sự hợp nhất tính nam và tính nữ trong 1 cơ thể. Ba Tư cũng tin rằng chỉ bằng cách chạm vào chim phượng hoàng, họ sẽ có được vinh hoa phú quý.
#Hy Lạp:
Trong một câu chuyện Hy Lạp cổ đại, chim phượng hoàng sống ở Ả Rập thì lại đắm mình trong nước. Nó sẽ tắm vào buổi sáng sớm trong khi ca hát. Đối với người Hy Lạp, chim phượng hoàng thường xuất hiện trong tranh vẽ thường giống một con công; thậm chí thần Mặt trời Apollo được cho là đã dừng lại chỉ để lắng nghe bài hát của phượng hoàng. Trong ngôn ngữ Hy Lạp, chim phượng hoàng từ được dịch là màu đỏ thẫm.
#Rome :
Sau sự hồi sinh của Đế chế La Mã, chim phượng hoàng đã được lựa chọn như một biểu tượng của xã hội với hy vọng giúp các nền văn hóa phát triển mạnh. Người La Mã chọn chim phượng hoàng xuất hiện trên đồng tiền của họ để tượng trưng cho sự sống lại của đế chế La Mã.
#Trung Quốc :
Người Trung Quốc xem chim phượng hoàng là một nhân vật đạo đức và được chúc phúc. Chỉ có Hoàng hậu được phép mặc quần áo có biểu tượng phượng hoàng. Phượng hoàng là một trong Tứ Linh và được biết đến như Feng-huang,chỉ đứng thứ hai sau rồng. Khi kết hợp với rồng, chúng được cho là một đại diện của âm và dương,rồng tượng trưng cho tính nam trong khi phượng hoàng là hiện thân của tính nữ. Cơ thể của con chim hùng vĩ được hòa sắc với các màu sắc chính của Trung Quốc: trắng, đen, đỏ, vàng và xanh lá cây. Người Trung Quốc xem chim phượng hoàng là con chim đầu đàn của tất cả các loài chim.
#Ai Cập gọi chim phượng hoàng là Bennu.Ai Cập cho rằng phượng hoàng tự tạo ra chính nó từ một cây thánh và được cho là mang linh hồn của Ra – thần mặt trời Ai Cập. Khi con chim đã bị suy yếu hoặc bị thương bởi một kẻ thù, nó có sức mạnh để tự hồi sinh.
#Nhật Bản :
Người Nhật gọi chim phượng hoàng chim bất tử đại diện cho lòng trung thành và công lý. Trong thời cổ đại, họ tin rằng con chim sẽ hạ xuống từ trên trời vào lúc bắt đầu của một kỷ nguyên đầy thịnh vượng. Ngày nay, giống như Trung Quốc, Nhật Bản kết hợp rồng và chim phượng hoàng tượng trưng cho âm và dương.
————————————————
Contact and booking:
Holine +(84) 936 87 7979
Adr 92 lương văn tụy – tân thành – tp ninh bình
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Hình xăm Chim”